LMHT: TOP 5 game thủ bất hạnh nhất khi không thể góp mặt tại CKTG 2018 khiến fan ngậm ngùi xót xa

Ho là những ngôi sao hàng đầu, những tên tuổi lớn trong làng Liên Minh Huyền Thoại thế giới, tuy nhiên điều đáng tiếc là không thể góp mặt tại giải đấu lớn nhất hành tinh năm nay – CKTG 2018.

Trong khi người người nhà nhà đang hướng tới một kỳ CKTG mới với nhiều điều mới mẻ và tràn ngập bất ngờ thì ở đâu đó vẫn có những con người thương tiếc cho những tuyển thủ đầy tên tuổi nhưng lại không thể tham dự CKTG.

https://www.youtube.com/watch?v=dL1oDvr9C2o

Những game thủ đã tỏa sáng qua các mùa CKTG

Có người đứng ở đỉnh cao danh vọng nhưng rồi tuột dốc, có người lại vất vả mãi nhưng cuối cùng vẫn ở nhà. Số khác thì lại chỉ còn là bóng ma của quá khứ. Tính ra thì có rất nhiều người nhưng hãy cùng đến với 5 tuyển thủ “bất hạnh” nhất nhé!

1. Lee “Faker” Sang-Hyeok – SKTelecom T1

Cái tên đứng đầu danh sách chắc chắn không ai khác ngoài Faker rồi. Anh chàng này có rất nhiều biệt hiệu cũng như danh hiệu khiến cho các tuyển thủ khác phải thèm thuồng: 3 lần vô địch CKTG (2013, 2015, 2016), 2 chức vô địch MSI (2016, 2017),…Tuy nhiên đúng với câu nói, leo càng cao ngã càng đau. Năm 2018 này đúng là một năm đáng quên đối với tuyển thủ hàng đầu thế giới này.

Bước vào mùa giải 2018, người ta ngóng chờ một cuộc cải tổ nhân sự đầy hấp dẫn từ phía SKT. Nhưng cái mà người hâm mộ nhận được chỉ là sự rời đi đầy tiếc nuối của Huni vào cuối năm 2017. Sau đó Peanut cũng theo chân rời đội để sang KZ. Và đi kèm là một loạt các tân binh không có tên tuổi được tuyển về. Thật không may cho SKT, lần đánh cược này của họ đã thất bại. Không giống như Afreeca Freecs, các tân binh của SKT quá yếu ớt so với phần còn lại của giải đấu.

Kết quả là gánh nặng đặt cả lên vai Faker. Mà khi nặng quá là người ta hay làm liều. Từ đây thì phong độ của Faker cứ sụt giảm dần, đa phần do gánh nặng tâm lý tạo ra nhiều quyết định sai lầm, dẫn đến sự thiếu tự tin vào bản thân. Đi kèm đó là những chiến thuật sai lầm của đội tuyển khiến cho ưu điểm của các thành viên không được phát huy. Nhoáng một cái, SKT mất đi cơ hội tham dự Play-offs LCK Mùa Hè 2018 và cuối cùng là cả CKTG 2018.

Đã ba năm liền ta quen với việc SKT T1 tham dự CKTG, quen với việc xem Faker cùng đồng đội gồng gánh và “bán hành” cho đối thủ vì chức vô địch. Năm nay sẽ không còn như thế nữa, tiếc nuối thì ai cũng có. Thậm chí còn lớn hơn so với trận chung kết của CKTG 2017 khi mà Faker bật khóc. Tuy nhiên đường còn dài, giải đấu còn nhiều, hãy cùng đợi một ngày “Quỷ Vương” quay trở về.

2. Soren “Bjergsen” Bjergsen – Team Solo Mid

Từng được so sánh với Faker về khả năng thi đấu ở đường giữa nhưng con đường của Bjergsen lại còn gian truân hơn nhiều so với người đồng nghiệp Hàn Quốc. Trong khi Faker “xưng bá” ở giải quốc nội lẫn giải quốc tế, Bjergsen cùng đồng đội chỉ có thể vẫy vùng ở Bắc Mỹ với giải LCS. Tất nhiên, họ làm việc này rất tốt với tận 6 chức vô địch (5 nếu tính từ khi Bjergsen gia nhập) và thành tích tham dự mọi trận chung kết LCS Bắc Mỹ kể từ khi giải đấu thành lập.

Nhưng năm nay lại là một năm thất bại hoàn toàn đối với Bjergsen nói riêng và TSM nói chung. Khi mà LCS Bắc Mỹ triển khai hệ thống giải đấu mới, tưởng chừng như TSM sẽ lại áp đảo như trước khi mà họ có trong tay đội hình mạnh nhất, HLV thuộc hàng giỏi nhất và một lượng tiền đổ vào không hề nhỏ. Ai ngờ đâu, vật cực tất phản, TSM thất bại còn nặng nề hơn trước. Từ vị trí góp mặt trong mọi trận chung kết, họ bị loại từ sớm và mãi tới LCS Bắc Mỹ Mùa Hè 2018 mới tranh được hạng ba một cách nhọc nhằn.

Khả năng thi đấu của Bjergsen cũng tuột dốc không phanh khi không thể gồng gánh đồng đội được nữa mà dễ dàng bị vô hiệu hóa rồi bất lực nhìn đồng đội thất bại. Giống như TSM, Bjergsen giờ chỉ như cái bóng của quá khứ. Một con quái vật đường giữa trước đó dễ dàng outplay bất kỳ người đồng nghiệp nào ở Bắc Mỹ lại trở thành đối tượng mà bất kỳ ai cũng có thể đánh bại. Thậm chí giải Mùa Hè 2018 còn là mùa giải tệ nhất trong sự nghiệp của Bjergsen khi xem xét các chỉ số.

Sự thất bại này là do hai yếu tố chính, phong độ cá nhân của Bjergsen và chiến thuật sai lầm của TSM. Suốt hai mùa giải, mặc cho cố gắng và nỗ lực của họ, mỗi thành viên vẫn thi đấu như xếp hạng đơn. Sự thống nhất cùng tính gắn kết không hề có chút nào. Đây sẽ là năm đầu tiên Bjergsen vắng mặt ở CKTG kể từ khi khoác áo TSM và cũng là lần đầu tiên TSM …không bị loại ở vòng bảng CKTG. Nghe thật mỉa mai. Nhưng nó lại là sự thật.

3. Song “Fly” Yong-jun – Gen.G Esports

Mặc dù đã thi đấu hết sức mình cho GEN trong suốt cả giải LCK Mùa Hè 2018 nhưng số phận vẫn không mỉm cười với Fly một chút nào. Đây sẽ là năm thứ ba anh chàng này lỡ hẹn với CKTG. 2016, do một pha trừng phạt lỗi của Score mà bao công sức của anh chàng đi tong theo chức vô địch LCK Mùa Hè 2016 của ROX Tigers rồi thất bại luôn ở vòng loại khu vực trước SSG. Đến năm 2017, khi vừa mới rời Longzhu Gamingthì đội tuyển này cũng vô địch LCK Mùa Hè 2017 và tham dự CKTG.

Mùa Hè 2018, khi Fly về GEN thi đấu thì ai cũng mừng cho anh chàng này vì đã tìm được bến đỗ hợp lý sau một thời gian lận đận. Và đúng là tốt thật khi mà Fly phối hợp rất tốt với đồng đội mặc dù chỉ mới về đội tuyển. Tất nhiên, do một số hạn chế về chiến thuật cùng lối đánh, GEN đã không có thành tích tốt cho lắm ở LCK Mùa Hè 2018. Tuy nhiên điểm của họ vẫn đủ để tham dự vòng loại khu vực và giành được chiếc vé cuối cùng đến CKTG 2018.

Thật không may cho Fly, Crown lại hoàn toàn có thể thay thế vai trò của anh chàng này ở GEN. Lối đánh của cả hai chẳng ảnh hưởng đến chiến thuật chung của đội tuyển là bao. Trong khi đó ở vị trí đi rừng, Haru cùng Ambition lại có tầm quan trọng lớn hơn rất nhiều. Lại một mùa giải nữa Fly phải ở nhà theo dõi, quá tam ba bận. Có lẽ năm sau sẽ tới lượt anh chàng này chăng?

4. Kwak “Bdd” Bo-sung – Kingzone DragonX

Xét về tính bi kịch thì có lẽ chuyện của Bdd chẳng kém Faker là bao nhiêu và còn có phần “cay đắng” như Score. Nó có sự góp tay của cả số phận lẫn sự yếu kém của chính KZ. Do 2017 đã cách xa nên cú vấp ngã đó ta không nhắc tới. Nhưng chuỗi thất bại liên hoàn kể từ MSI 2018 thì không thể bỏ ngoài được rồi. Quá trình xuống dốc của KZ là một sự kiện khiến cho cả người hâm mộ đội tuyển lẫn khán giả theo dõi đều không thể trở tay kịp.

Vô cùng vinh quang với một chức vô địch LCK Mùa Xuân 2018 vô cùng áp đảo. Bdd cùng đồng đội khăn gói quả mướp tham dự MSI 2018 trong những lời tung hô rằng “ez vô địch“. Nhưng ai ngờ đâu họ lại thua liểng xiểng ở vòng bảng rồi thất bại đầy bạc nhược trước RNG trong trận chung kết. Kể từ đây, chuỗi ngày xuống dốc bắt đầu với các dấu mốc sau đó là Khu Vực Đại Chiến 2018, Play-off LCK Mùa Hè 2018 và cuối cùng là vòng loại khu vực. Số phận của KZ là cứ gần lên đỉnh hoặc đang tỏa sáng rực rỡ lại đột nhiên tắt ngúm(khá giống với kt 2017).

Bdd vừa là nạn nhân và cũng vừa là thủ phạm của vụ “đại án” này. Khả năng thi đấu vô cùng tốt, đi đường hoàn hảo, giao tranh xuất sắc, luôn vui lòng giúp đồng đội. Tuy nhiên hai hạn chế là bộ đôi đường dưới và chiến thuật đã trở thành chiếc dây xích chắc chắn để trói Bdd như cái bánh trưng. Lối đánh của KZ quá một màu, đi kèm với một mắt xích dễ khai thác đã khiến cho họ phải “khóc tiếng mán”. Liệu năm sau Bdd có đổi màu áo? Hay là những người xung quanh anh chàng này sẽ làm vậy? Câu chuyện về bi kịch này vẫn chưa tới hồi kết thúc. Chúng ta chỉ có thể chờ đợi mà thôi.

5. Heo “Huni” Seung-hoon – Echo Fox

Trong số 5 người, có lẽ chuyện của Huni là đỡ bi kịch nhất (nhưng so với người khác ngoài 4 con người này thì cũng “đen” lắm). Sau quãng thời gian “tập luyện” khắc nghiệt ở SKT trong năm 2017, Huni đã trở về mái nhà thân thương đỡ áp lực hơn là Bắc Mỹ. Một nơi vừa lương cao mà môi trường làm việc lại dễ thở. Và đúng là dễ thở thật, nó y hệt tình trạng của Immortals năm 2016.

Xét về cá nhân, Huni vẫn luôn thi đấu rất xuất sắc và luôn đảm bảo vị trí top 3 người đi đường trên hàng đầu của khu vực Bắc Mỹ. Tất nhiên, sai lầm thì vẫn có ví dụ như việc hổ báo quá đà hay thiếu cảnh giác dẫn đến lên bảng lên tục. Còn về phần đồng đội của Huni thì đáng buồn thay, mọi người cứ liên tục bị thay đổi. Nạn nhân đầu tiên là Fenix khi đột ngột bị “đuổi cổ” và thay thế bởi tân binh thiếu kinh nghiệm, Damonte. Tiếp đó là bộ đôi đường dưới Adrian cùng Altec, cả hai bị thay thế bởi một tân binh nữa là Lost và Smoothie.

Với tình trạng thi đấu một màu đi kèm với việc thay đổi thành viên liên tục, FOX nhanh chóng kiệt quệ dần và thi đấu càng ngày càng đi xuống. Huni nhanh chóng cảm nhận sự “cay đắng” của Bdd khi cũng phải ngồi nhìn đồng đội tụt dốc không phanh. Dardoch mắc lỗi khó hiểu, Damonte di chuyển sai lầm và thiếu cảnh giác, Lost thì đúng như tên, lạc lối. Cuối cùng, Smoothie thì mới gia nhập nên chưa thể phối hợp tốt.

Vậy nên kết quả ở nhà xem CKTG không phải là điều khó hiểu. Liệu năm sau Huni có về lại quê hương để “luyện tập” thêm một lần nữa? Hay là ở lại Bắc Mỹ cho tới khi “nghỉ hưu đếm tiền“?


=> Xem thêm: Liên Minh Huyền Thoại


Thông tin thêm

Nhà cái W88 tặng ngay 90.000 VND miễn phí chơi cá cược, đánh bài casino, xổ số, lô đề truyền thống,.. ăn tiền uy tín nhất Việt Nam hiện nay. Thắng sẽ được phép rút toàn bộ tiền đó về tài khoản ngân hàng của mình

Link đăng ký W88 nhận 90.000 VND miễn phí

Link 1   –  Link 2   –  Link 3